Những Kháng Sinh Không Dùng Cho Trẻ Em Mẹ Nên Lưu Ý.
-
Người viết: Content
/
Kháng sinh là một phần quan trọng trong điều trị nhiều bệnh nhiễm trùng. Tuy nhiên, không phải tất cả các loại kháng sinh đều an toàn cho trẻ em. Việc sử dụng sai loại kháng sinh có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe của trẻ. Hãy cùng Minopharma tìm hiểu về những loại kháng sinh không nên dùng cho trẻ em qua bài viết này.
Sản phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.
Vì sao cần thận trọng khi sử dụng kháng sinh cho trẻ em
Kháng sinh có vai trò quan trọng trong điều trị các bệnh do vi khuẩn. Tuy nhiên, kháng sinh cũng có thể gây những tác dụng phụ nghiêm trọng cho trẻ em. Một số kháng sinh có thể ảnh hưởng đến xương, sụn, thính giác, gan, thận... Từ đó tác động xấu đến sự phát triển thể chất của trẻ. Vì vậy, việc sử dụng kháng sinh cho trẻ phải được thực hiện một cách cẩn thận.
Hơn nữa, do chức năng của các cơ quan trong cơ thể trẻ chưa hoàn thiện. Quá trình hấp thu, chuyển hóa, đào thải và tác động của thuốc lên cơ thể trẻ khác với người lớn. Việc sử dụng thuốc không đúng cách có thể gây nguy hiểm cho trẻ.
>> Xem thêm: Thực Phẩm Tăng Sức Đề Kháng Cho Trẻ Khoẻ Mạnh
Những kháng sinh không dùng cho trẻ em
Các kháng sinh không nên dùng cho trẻ bao gồm:
Tetracyclin ảnh hưởng đến xương và răng
Đối với trẻ em, tetracyclin có thể gây vàng răng vĩnh viễn và làm hỏng men răng ở trẻ dưới 8 tuổi. Thuốc cũng có thể gây ra sự phát triển xương bất thường và tăng áp lực nội sọ tự phát ở trẻ sơ sinh. Vì thế, tetracyclin khuyến cáo không dùng cho phụ nữ mang thai và trẻ em dưới 8 tuổi.
Quinolon có nguy cơ gây viêm và đứt gân
Kháng sinh nhóm quinolon bao gồm các loại như ciprofloxacin, ofloxacin, levofloxacin và moxifloxacin. Chúng là những kháng sinh phổ rộng được sử dụng phổ biến trong điều trị nhiều bệnh nhiễm khuẩn khác nhau. Tuy nhiên kháng sinh nhóm quinolon cũng có nhiều tác dụng phụ nghiêm trọng:
- Viêm và đứt gân: rất hiếm gặp, có thể xảy ra trong vòng 48 giờ đầu sau khi dùng thuốc. Hoặc thậm chí vài tháng sau khi ngừng thuốc.
- Rối loạn nhịp tim và kéo dài khoảng QT: Biểu hiện qua nhịp tim không đều, nhanh hoặc chậm, gây cảm giác khó chịu.
- Bệnh thần kinh ngoại biên: có thể xuất hiện ngay sau khi dùng thuốc. Các triệu chứng như rối loạn thần kinh cảm giác, đau dữ dội, ngứa hoặc tê ở tay hoặc chân.
- Da tăng nhạy cảm với ánh nắng mặt trời
- Các tác dụng phụ hiếm gặp khác: co giật, biểu hiện tâm thần kinh, nổi mụn nước nghiêm trọng trên da, nhược cơ, ảnh hưởng đến gan, rối loạn đường huyết và rối loạn thị lực.
Đối với trẻ em, kháng sinh nhóm quinolon có thể gây tổn thương sụn và gân. Đặc biệt là đứt gân Achille, do đó không nên sử dụng cho trẻ dưới 16 tuổi.
Phenicol ảnh hưởng đến quá trình tạo máu và viêm thần kinh
Các kháng sinh phenicol tiêu biểu là chloramphenicol và thiamphenicol. Chúng được biết đến với khả năng ức chế vi khuẩn gram âm. Phenicol có độc tính nghiêm trọng do ức chế tủy xương. Chúng ảnh hưởng quá trình tạo máu và có thể dẫn đến thiếu máu không hồi phục. Các thuốc này còn có thể gây viêm thần kinh thị giác và hội chứng xám nguy hiểm, gây tím tái và trụy mạch. Do các độc tính nghiêm trọng, phenicol không được sử dụng cho phụ nữ mang thai và đang con bú, trẻ em dưới 3 tuổi và bệnh nhân thiếu máu hoặc suy gan.
Lincosamid ảnh hưởng đến gan và huyết học
Lincosamid bao gồm lincomycin và clindamycin. Chúng được chỉ định trong các trường hợp nhiễm khuẩn nặng do vi khuẩn nhạy cảm. Tuy nhiên, thuốc có thể gây ra các tác dụng phụ như: tiêu chảy, viêm đại tràng giả mạc, viêm gan và giảm bạch cầu đa nhân trung tính. Người có bệnh đường tiêu hóa cần thận trọng khi sử dụng thuốc này. Đặc biệt là những người có tiền sử viêm đại tràng. Đối với trẻ em, không nên sử dụng thuốc cho trẻ dưới 2 tuổi. Do Lincosamid có nguy cơ ảnh hưởng đến gan và huyết học. Nếu sử dụng phải được theo dõi chức năng gan và huyết học chặt chẽ.
Aminoglycosid có thể gây điếc vĩnh viễn cho trẻ
Aminoglycosid bao gồm streptomycin, neomycin, kanamycin, amikacin, gentamycin và tobramycin. Đây là nhóm có hiệu quả điều trị cao đối với các nhiễm khuẩn nặng do vi khuẩn gram dương và gram âm. Đối với trẻ em, thuốc có thể gây tổn thương thận (có khả năng hồi phục) và gây độc thính giác dẫn đến điếc vĩnh viễn. Do đó, không nên sử dụng aminoglycosid cho trẻ sơ sinh.
Sulfamid có nguy cơ gây đái tháo đường ở trẻ
Nhóm sulfamid bao gồm sulfaguanidin, sulfadiazin, sulfasalazin và sulfamethoxazol. Chúng được biết đến với tác dụng kìm khuẩn phổ rộng. Những nhóm kháng sinh này không nên được sử dụng cho trẻ sơ sinh. Chúng có thể gây ra nhiều tác dụng phụ như:
- Buồn nôn, nôn mửa, tiêu chảy
- Rối loạn hệ thống tạo máu dẫn đến thiếu máu, giảm bạch cầu hạt, giảm tiểu cầu
- Dị ứng
- Nguy cơ hình thành sỏi thận.
- Đặc biệt, sulfamid có thể gây ra bệnh đái tháo đường ở trẻ.
Cách đảm bảo an toàn khi dùng kháng sinh cho trẻ em
Để đảm bảo an toàn khi sử dụng kháng sinh cho trẻ, ba mẹ cần lưu ý:
- Không nên tự ý cho trẻ dùng kháng sinh mà không có sự hướng dẫn của bác sĩ. Việc sử dụng kháng sinh cần được chỉ định đúng loại, đúng liều lượng và thời gian sử dụng.
- Theo dõi kỹ các phản ứng của trẻ khi dùng kháng sinh. Nếu phát hiện bất kỳ dấu hiệu bất thường nào, cần đưa trẻ đến bác sĩ ngay lập tức.
- Hãy hỏi ý kiến bác sĩ về các loại kháng sinh an toàn và phù hợp với tình trạng bệnh của trẻ.
>> Xem thêm: Nguyên Tắc Dùng Kháng Sinh Cho Trẻ - Làm Sao Để Không Bị "Nhờn" Kháng Sinh
Kết luận
Việc sử dụng kháng sinh cho trẻ em đòi hỏi sự cẩn trọng và hiểu biết sâu sắc. Ba mẹ cần nắm rõ những loại kháng sinh không nên dùng cho trẻ và luôn tuân theo hướng dẫn của bác sĩ. Hãy bảo vệ sức khỏe và sự phát triển của con em mình một cách tốt nhất. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào hãy liên hệ ngay với Minopharma để được hỗ trợ nhanh nhất!
CÔNG TY CỔ PHẦN MINO PHARMA
Hotline: 0814154666
Địa chỉ: 83 Hào Nam, phường Ô Chợ Dừa, quận Đống Đa, Hà Nội
Email: info@minopharma.vn
Sản phẩm khuyến mãi
Khuyến mãi mỗi ngày