Quá Trình Phát Triển Của Bé Sơ Sinh Theo Từng Tuần Diễn Ra Như Thế Nào?
-
Người viết: Haravan Support
/
Trong giai đoạn từ 0 đến 12 tháng tuổi, trẻ sơ sinh trải qua sự phát triển rất nhanh về mọi mặt. Bao gồm cân nặng, kích thước, khả năng vận động, nhận thức, tình cảm và ngôn ngữ. Hiểu rõ về những giai đoạn này sẽ giúp hành trình nuôi con của các bậc phụ huynh dễ dàng hơn. Vậy quá trình phát triển của bé sơ sinh theo từng tuần diễn ra như thế nào? Hãy cùng Minopharma khám phá qua bài viết dưới đây.
Bé sơ sinh 1 tuần tuổi
Trong tuần đầu tiên sau khi sinh, trẻ sơ sinh bắt đầu thích nghi với cuộc sống bên ngoài bụng mẹ. Bé học cách bú sữa và cần nhiều thời gian để được ôm ấp bởi người thân. Trong tuần này, sự phát triển của trẻ sơ sinh chủ yếu bao gồm:
- Trẻ thực hành các phản xạ bẩm sinh như tìm ti mẹ, bú, cầm nắm, đạp chân và giật mình.
- Tầm nhìn của trẻ ở tuần tuổi này còn mờ nhạt. Bé chủ yếu dựa vào khứu giác và xúc giác để phản ứng với kích thích từ môi trường.
- Trẻ sơ sinh có thể bú được lượng sữa nhiều hơn so với ngày đầu tiên sau khi sinh. Do đó, việc cung cấp sữa dồi dào là rất quan trọng.
- Trẻ sơ sinh ở tuần này có thể ngủ từ 14 đến 17 tiếng mỗi ngày. Những cách giao tiếp như ôm, thủ thỉ, có thể khiến trẻ cảm nhận được sự gần gũi từ giọng nói của người thân.
Bé sơ sinh 2 tuần tuổi
Quá trình phát triển của bé sơ sinh 2 tuần tuổi không có nhiều thay đổi so với tuần trước. Bé có thể tập trung nhìn vào các vật từ khoảng cách 20 đến 35 cm. Tương đương với khoảng cách từ mắt của bé đến mắt của mẹ khi đang bú.
Trong tuần này, trẻ cũng có thể khóc nhiều hơn. Thông thường, nguyên nhân chính là trẻ khóc vì đói. Nhưng cũng có thể do cảm giác không thoải mái (bị ngứa, cần thay tã...). Hoặc do trẻ mệt mỏi hoặc bị kích thích quá mức. Trong tình huống này, mẹ nên bế bé lên và an ủi bằng cách đu đưa, ca hát hoặc đưa bé đi vòng quanh.
>> Xem thêm: Các Yếu Tố Quyết Định Quá Trình Phát Triển Chiều Cao Của Trẻ
Bé sơ sinh 3 tuần tuổi
Trong tuần thứ 3, bé bắt đầu nhận thức được môi trường xung quanh. Bé có thể giao tiếp bằng mắt với mẹ thường xuyên hơn. Khi mẹ bế trẻ trên tay, bé thường có phản xạ tự điều chỉnh tư thế hướng về phía lồng ngực của mẹ. Đồng thời, trẻ thường xoay đầu và cố hướng chỗ có mùi của mẹ để cảm thấy được sự an toàn.
Trẻ vẫn cần được bú nhiều hơn vào ban đêm và có nhu cầu bú cao. Thỉnh thoảng, mẹ có thể nhận thấy bé bị đầy hơi nhiều hơn trước do lượng sữa đã tăng lên gấp 2 - 3 lần so với tuần đầu tiên.
Đặc biệt, nếu mẹ nhận thấy bé khóc lâu hơn 3 giờ mỗi ngày, đó có thể là dấu hiệu cho thấy bé có thể bị đau bụng. Theo Thư viện Y khoa Quốc gia (Hoa Kỳ), vào khoảng 3 tuần tuổi, cứ 5 trẻ thì có 1 trẻ bị đau bụng nặng. Đau bụng thường khiến bé khóc không ngớt, thường là vào buổi tối và có thể gây ra căng thẳng cho bố mẹ.
Bé sơ sinh 4 tuần tuổi
Trong tuần thứ 4, sự thay đổi của trẻ đã rõ rệt hơn nhiều. Tại thời điểm này, trẻ đã có những nhận thức và tương tác nhiều hơn:
- Quay đầu sang nhìn khi nghe giọng nói của người thân.
- Nhìn dáo dác xung quanh và phản ứng với các âm thanh nghe được.
- Trẻ có thể phát ra âm thanh "a" khi nhìn thấy bố mẹ. Bé tỏ ra thích thú với việc tương tác với người thân trong gia đình
Tuy nhiên phần lớn thời gian của bé vẫn dành cho việc ngủ hoặc nằm thư giãn. Nếu trẻ có biểu hiện cực kỳ quấy khóc kéo dài, đây có thể là dấu hiệu của trẻ bị đau bụng nặng. Trong trường hợp bé khóc quá lâu, bạn nên liên hệ với bác sĩ nhi khoa để được thăm khám và điều trị kịp thời.
Bé sơ sinh 5 tuần tuổi
Vào tuần thứ 5, các phản xạ tự nhiên của bé đã dần giảm đi. Các cử động của trẻ đã trở nên có ý thức hơn một chút. Ba mẹ có thể nhận biết qua các biểu hiện sau:
- Bé bắt đầu chăm chú nhìn vào bàn tay và có thể đưa tay vào miệng.
- Mắt bé sáng lên khi bé được bế lên.
- Bé cố gắng chạm vào đồ chơi khi đặt bé dưới nôi có treo đồ chơi.
- Nếu đặt một đồ chơi trong tay, bé có thể nắm lấy và giữ vật đó trong tay một thời gian ngắn trước khi làm rơi.
Bé có thể mỉm cười thỉnh thoảng. Tần suất mỉm cười sẽ tăng dần khi bé đến 6-8 tuần tuổi. Tuy nhiên, mỗi bé phát triển theo tốc độ riêng của mình. Vì vậy nếu bé của bạn chưa mỉm cười ở tuần thứ 5, đừng quá lo lắng.
Bé sơ sinh 6 tuần tuổi
Khi gần 2 tháng tuổi, việc tương tác xã hội ngày càng quan trọng đối với sự phát triển của bé. Bé tiếp tục học hỏi thông qua việc quan sát, cảm nhận và bắt chước. Ba mẹ nên dành thời gian để chơi cùng bé, trò chuyện và tạo ra các âm thanh mới. Điều này sẽ khiến sự phát triển của bé diễn ra mạnh mẽ hơn. Những thay đổi rõ rệt của bé trong giai đoạn này như sau:
- Khi đặt nằm sấp, bé có thể tự ngẩng đầu lên và giữ đầu ổn định trong khoảng thời gian khá lâu.
- Trẻ thường xuyên đạp chân hơn.
- Cơ cổ của bé đang phát triển mạnh mẽ hơn mỗi ngày.
- Âm lượng và cách biểu đạt trong tiếng khóc của bé khác nhau rõ rệt. Tùy thuộc vào tình trạng của bé như đói, buồn chán hay mệt mỏi, v.v.
- Bé thích theo dõi các chuyển động của ánh sáng, đồ vật và con người xung quanh.
- Bé có thể tạo ra các âm thanh "a", "ê", "ô"... một cách tự nhiên khi chơi đùa cùng bố mẹ.
Ở tuần thứ 6, bé cần được bú thường xuyên sau mỗi 2-3 giờ. Nếu bé đã từng gặp vấn đề về đau bụng từ tuần thứ 3 hoặc thứ 4, ba mẹ sẽ nhận thấy bé quấy khóc và khóc nhiều hơn trong tuần thứ 6.
>> Xem thêm: Những Cách Tăng Sức Đề Kháng Cho Bé Trong Thời Điểm Giao Mùa
Bé sơ sinh 7 tuần tuổi
Ở tuần thứ 7, bé đã hoàn thành giai đoạn thích nghi như 6 tuần trước đó. Vì vậy, trẻ sẽ ít quấy khóc hơn một chút. Một số thay đổi của bé trong tuần này:
- Bé mỉm cười nhiều hơn và dễ mỉm cười lại khi có ai đó cười với bé.
- Bé tương tác bằng mắt nhiều hơn, thích nhìn chăm chú
- Bé có thể đẩy mình lên khi nằm sấp.
- Bé có khả năng nhận ra bố mẹ từ xa, dõi theo và phấn khích khi bố mẹ đến gần.
- Chuyển động của tay và chân trở nên chính xác, có ý thức và mượt mà hơn.
Kết luận
Đối chiếu sự tăng trưởng của bé sơ sinh với các mốc phát triển ở độ tuổi tương ứng sẽ giúp ba mẹ đánh giá được sức khỏe của bé. Nhưng việc trẻ phát triển nhanh ở một kỹ năng nhưng chậm ở kỹ năng khác điều thường thấy. Điều này không đáng lo ngại bởi mỗi bé có tốc độ phát triển riêng. Nếu nhận thấy biểu hiện bất thường nào trong quá trình phát triển của bé sơ sinh, hãy đưa con đến gặp bác sĩ để được khám và chẩn đoán kịp thời. Liên hệ Minopharma để được các chuyên gia tư vấn về cách chăm sóc sức khoẻ cũng như bổ sung dinh dưỡng cho trẻ sơ sinh phát triển toàn diện nhất!
CÔNG TY CỔ PHẦN MINO PHARMA
Hotline: 0814154666
Địa chỉ: 83 Hào Nam, phường Ô Chợ Dừa, quận Đống Đa, Hà Nội
Email: info@minopharma.vn
Sản phẩm khuyến mãi
Khuyến mãi mỗi ngày