Quá Trình Phát Triển Của Trẻ Dưới 1 Tuổi Diễn Ra Thế Nào.
-
Người viết: Content
/
Trong quá trình phát triển của trẻ nhỏ, năm đầu tiên của cuộc sống đóng vai trò rất quan trọng. Đây là giai đoạn mà trẻ trải qua nhiều giai đoạn phát triển khác nhau. Trẻ sơ sinh bắt đầu học cách quan sát, tiếp cận và khám phá thế giới xung quanh. Hãy cùng Minopharma khám phá quá trình phát triển của trẻ dưới 1 tuổi qua bài viết.
Sản phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.
Giai đoạn 1-3 tháng tuổi - Khởi đầu tương tác và phát triển cảm giác
Giai đoạn này, cơ thể và hệ thần kinh của trẻ bắt đầu làm quen với thế giới bên ngoài bụng mẹ. Trẻ có thể phản ứng với âm thanh và ánh sáng từ môi trường xung quanh. Vì vậy, mẹ có thể nhận thấy những thay đổi sau ở bé:
- Trẻ bắt đầu nhận biết giọng nói của cha mẹ và thể hiện sự phản ứng với các cử động và khuôn mặt quen thuộc. Trẻ bắt đầu biết cười và có thể cười đáp lại khi bố mẹ cười.
- Trẻ có thể nâng đầu và ngực lên cao khi được đặt nằm sấp. Trẻ cũng có thể đập tay, cầm nắm hoặc đưa ngón tay vào miệng. Điều này cho thấy hệ thần kinh và cơ-xương của trẻ đang phát triển dần.
- Trẻ chăm chú nhìn theo đối tượng đang di chuyển hoặc những món đồ gây sự chú ý.
Giai đoạn 4-6 tháng tuổi - Phát triển kỹ năng vận động
Từ 4 đến 6 tháng tuổi, trẻ bắt đầu học cách tiếp cận và khám phá thế giới xung quanh. Trẻ đã có thể sử dụng tay linh hoạt hơn và khám phá giọng nói của mình. Ở giai đoạn này, trẻ có những thay đổi như:
- Trẻ bắt đầu thực hiện những cử động như quay người hoặc nghiêng đầu để theo dõi vật trong tầm nhìn. Trẻ cũng có thể bắt đầu lăn, vươn người, lật người qua lại...
- Trẻ có xu hướng với lấy đồ chơi trong tầm mắt và cầm nắm chặt các đồ vật có kích thước nhỏ. Trẻ có thể đưa đồ vật từ tay này sang tay kia một cách dễ dàng.
- Phát ra những âm thanh gần giống như tiếng nói, có thể cười thành tiếng.
- Trẻ có thể ngồi được nếu người khác đỡ
>> Xem thêm: Bổ Sung DHA Cho Con Vào Giai Đoạn Nào Là Tốt Nhất?
Giai đoạn 7-9 tháng tuổi - Bắt đầu thử nghiệm và tìm hiểu
Giai đoạn này trẻ bắt đầu khám phá thế giới xung quanh một cách dễ dàng hơn. Bé có thể bò và trườn đến những vị trí đã xác định, cầm nắm đồ vật để xem xét kỹ hơn. Những thay đổi của trẻ ở giai đoạn này:
- Trẻ bắt đầu thử nghiệm với các vật dụng xung quanh bằng cách nắm, vặn hoặc đẩy chúng. Ba mẹ cần dành nhiều thời gian bên cạnh bé. Dạy bé tên gọi của các đồ vật và bảo vệ bé khỏi những đồ vật có thể gây nguy hiểm.
- Bò bằng hai tay và đầu gối, trườn quanh nhà. Trẻ bắt đầu có khả năng tự đứng hoặc ngồi. Trẻ có thể ngồi vững một chỗ mà không cần sự hỗ trợ của bố mẹ hoặc người thân. Một số trẻ có thể tập đi mà không cần biết bò trước đó.
- Bắt đầu tập bám vào các đồ vật cố định trong nhà để đứng lên. Tuy nhiên, bé vẫn cần thêm vài tháng nữa để học cách tiến hoặc lùi.
- Phản ứng hoặc đáp lại khi nghe những từ quen thuộc như tên của mình. Bập bẹ nói những từ đơn giản như ông, bà, ba, mẹ.Vỗ tay và cười khi cảm thấy thích thú. Chơi các trò chơi đơn giản như ú òa, vỗ tay, tìm đồ vật.
Giai đoạn 10-12 tháng tuổi - Đạt cột mốc quan trọng
Giai đoạn này là thời điểm mà trẻ bắt đầu phát triển khả năng giao tiếp và di chuyển độc lập. Sự thay đổi và phát triển ở trẻ đã rõ rệt hơn. Lúc này, bé đã có thể:
- Bắt đầu tự đứng và thậm chí đi bằng cách dựa vào vật dụng xung quanh.
- Thành thạo các kỹ năng cầm nắm, cầm được các món đồ nhỏ bằng ngón trỏ và ngón cái. Biết cầm các món đồ có hình dạng phức tạp và bắt đầu tập cầm muỗng.
- Trẻ có thể nói nhiều từ hơn, nói những từ đơn giản liên tục và rõ ràng. Gọi bố mẹ hoặc kéo áo để thu hút sự chú ý của họ.
- Học theo các hành động, cử chỉ của bố mẹ và hiểu ý nghĩa của một số đồ vật. Chỉ vào những món đồ bé thấy thu hút.
Giai đoạn này, ba mẹ cần hỗ trợ và đồng hành với trẻ trong những bước đi đầu tiên. Hãy đảm bảo an toàn cho trẻ trước những nguy hiểm có thể xảy ra. Bố mẹ có thể kích thích sự phát triển của não bộ và thúc đẩy bé hoàn thiện các kỹ năng bằng cách áp dụng các phương pháp giáo dục hiện đại và phù hợp với độ tuổi của bé.
Phương pháp giúp quá trình phát triển của trẻ dưới 1 tuổi diễn ra tích cực
Để trẻ sơ sinh phát triển toàn diện trong năm đầu đời, ba mẹ có thể tham khảo các phương pháp sau:
- Hãy dành nhiều thời gian ở bên cạnh, âu yếm và trò chuyện với trẻ. Điều này sẽ giúp bé cảm thấy an toàn và dễ chịu hơn khi nghe giọng nói của bố mẹ.
- Trẻ phát triển khả năng ngôn ngữ bằng cách lặp lại âm thanh nghe được. Việc bố mẹ tương tác và trả lời khi bé phát ra âm thanh sẽ giúp bé học cách sử dụng ngôn ngữ nhanh chóng.
- Đảm bảo chế độ dinh dưỡng khoa học và đầy đủ cho trẻ. Ba mẹ nên bổ sung vitamin và khoáng chất thiết yếu như sắt, kẽm, lysine, vitamin A, D, B… vào thực đơn hàng ngày. Điều này giúp trẻ tiêu hóa tốt hơn, tăng khả năng hấp thu dưỡng chất và cải thiện vị giác. Ba mẹ có thể bổ sung dưỡng chất qua đường ăn uống, sử dụng thực phẩm chức năng có nguồn gốc từ tự nhiên để bé dễ hấp thụ.
- Hãy chơi đùa cùng bé, có thể hát hoặc bật nhạc cho bé nghe. Âm nhạc giúp phát triển não bộ, kích thích khả năng ghi nhớ và sáng tạo của trẻ.
- Cần theo sát và đảm bảo an toàn khi bé tập bò, tập đi. Cần che chắn hoặc cất gọn những đồ vật dễ rơi vỡ, góc cạnh sắc nhọn...
- Ba mẹ cần đảm bảo sức khỏe thể chất và tinh thần để có thể chăm sóc trẻ tốt hơn, hiệu quả hơn. Thường xuyên khen ngợi và bộc lộ sự quan tâm, yêu thương đối với trẻ.
>> Xem thêm: Bổ Sung D3K2 Cho Trẻ Sơ Sinh: Chìa Khóa Để Tối Ưu Tầm Vóc
Kết luận
Sự phát triển của trẻ có thể diễn ra nhanh hoặc chậm hơn so với các bé khác. Điều này là hoàn toàn bình thường. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, sự chậm phát triển có thể là dấu hiệu cần hỗ trợ y tế kịp thời. Ba mẹ cần đưa bé đến gặp bác sĩ nếu phát hiện hoặc nghi ngờ có dấu hiệu bất thường. Điều này giúp xác định sớm các vấn đề tiềm ẩn và cải thiện hiệu quả điều trị. Hãy luôn đồng hành cùng con trong quá trình phát triển. Truy cập website của Minopharma để nắm bắt và cập nhật những thông tin hữu ích nhất về chăm sóc sức khỏe cho bé!
CÔNG TY CỔ PHẦN MINO PHARMA
Hotline: 0814154666
Địa chỉ: 83 Hào Nam, phường Ô Chợ Dừa, quận Đống Đa, Hà Nội
Email: info@minopharma.vn
Sản phẩm khuyến mãi
Khuyến mãi mỗi ngày