Quá Trình Phát Triển Của Trẻ Sơ Sinh Theo Tháng Diễn Ra Thế Nào.
-
Người viết: Content
/
Thực tế cho thấy không có một thời điểm chính xác cho sự phát triển của trẻ sơ sinh. Nhưng đa số trẻ đều sẽ đạt được những mốc phát triển quan trọng trong năm đầu tiên. Nắm được những cột mốc này trong những tháng đầu đời sẽ giúp bạn chăm sóc bé tốt hơn. Tuy nhiên, hãy nhớ rằng mỗi đứa trẻ sẽ có tốc độ và quá trình phát triển riêng biệt. Minopharma xin chia sẻ quá trình phát triển của trẻ sơ sinh theo tháng qua bài viết dưới đây.
Sản phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.
Trẻ sơ sinh thay đổi thế nào trong năm đầu đời
Trong giai đoạn từ 0 đến 12 tháng tuổi, trẻ phát triển rất nhanh về cân nặng, kích thước, vận động, giao tiếp và nhận thức. Cụ thể:
- Về cân nặng và chiều cao: Trẻ sơ sinh có thể tăng gấp 3 lần cân nặng và gấp 1,5 lần chiều trong năm đầu tiên nếu được nuôi dưỡng đúng cách. Ba mẹ có thể thấy sự thay đổi rõ rệt về thể chất của bé qua từng tháng. Mỗi tháng bé có thể tăng thêm từ 2 – 2,5 cm chiều cao và nặng hơn khoảng 500g so với tháng trước đó.
- Về thể chất, giao tiếp và nhận thức: Bé liên tục phát triển và hoàn thiện các kỹ năng qua các giai đoạn nhất định. Ví dụ, bé sẽ biết lật, bò, đi, mỉm cười hay vẫy tay chào... Đây đều là những cột mốc quan trọng trong hành trình phát triển của bé.
Quá trình phát triển của trẻ sơ sinh theo tháng từ 1 đến 6 tháng tuổi
Trong 6 tháng đầu tiên, sự phát triển của trẻ diễn ra như sau:
Trẻ 1 tháng tuổi
Có thể nâng đầu và xoay đầu qua lại khi nằm ngửa. Trẻ cũng có phản xạ nắm chặt tay khi có thứ gì đó chạm vào lòng bàn tay. Bé thường xuyên quan sát chăm chú bàn tay và các ngón tay của mẹ. Cũng như theo dõi các biểu cảm khuôn mặt của mẹ ở khoảng cách gần.
Trẻ 2 tháng tuổi
Thời gian ngẩng đầu khi nằm sấp được kéo dài hơn. Ngón tay của trẻ mở ra thường xuyên hơn thay vì chỉ nắm chặt. Bé bắt đầu phát ra những âm thanh “ọ ẹ” ở cổ họng. Trẻ cũng bắt đầu chơi đùa với ngón tay của mình, có thể cười mỉm, và nhìn theo khi mẹ di chuyển.
Trẻ 3 tháng tuổi
Trẻ biết xoay đầu về phía những món đồ thu hút sự chú ý. Có thể nắm lấy những món đồ nhỏ bằng cả bàn tay. Bé thích nghe giọng nói của bố mẹ và được kể chuyện. Sự phát triển của thanh quản giúp trẻ bắt đầu bi bô, ríu rít nhiều hơn. Bé cũng biết gây sự chú ý của mẹ bằng cách cười.
Trẻ 4 tháng tuổi
Bé có thể chống tay và nâng người lên bằng sức của cánh tay khi nằm sấp. Trẻ bắt đầu với lấy và cầm chắc các đồ vật. Bé cười thành tiếng và có thể phát ra những nguyên âm đơn giản như "a," "ê," và "ô." Trẻ thích được chơi đùa, khua tay chân khi thấy phấn khích và có thể khóc khi ngừng chơi.
Trẻ 5 tháng tuổi
Bé có khả năng lăn qua lăn lại và chuyển các đồ vật nhỏ, nhẹ từ tay này sang tay kia. Trẻ mỉm cười với bố mẹ và cả những người mới gặp. Bé biết đưa tay về hướng bố mẹ và khóc khi bố mẹ không ở bên cạnh hoặc khi không thể nhìn thấy bố mẹ.
Trẻ 6 tháng tuổi
Bắt đầu dùng tay để chơi với các món đồ nhỏ. Trẻ gần như đã kiểm soát được toàn bộ các cử động của đầu. Bé biết tự ngồi và có thể đứng nhún nhảy khi được hỗ trợ. Trẻ khám phá các đồ vật bằng cách đưa vào miệng. Bé có thể phân biệt được các khuôn mặt quen thuộc và xa lạ.
>> Xem thêm: Bổ Sung DHA Cho Con Vào Giai Đoạn Nào Là Tốt Nhất?
Quá trình phát triển của trẻ sơ sinh theo tháng từ 6 đến 12 tháng tuổi
Trong 6 tháng tiếp theo, trẻ có nhiều thay đổi rõ rệt:
Trẻ 7 tháng tuổi
Bé bắt đầu khám phá thế giới xung quanh bằng cách bò và trườn. Đồng thời tập cầm nắm đồ vật bằng ngón cái và ngón trỏ. Trẻ di chuyển đầu linh hoạt và dễ dàng hơn, bắt đầu bập bẹ những âm thanh và từ phức tạp hơn. Bé cũng đáp lại những biểu hiện cảm xúc của người khác.
Trẻ 8 tháng tuổi
Bé có thể tự chơi một mình và vỗ tay khi vui. Răng cửa hàm dưới bắt đầu mọc. Trẻ đáp lại khi được gọi tên và có thể gọi "baba" hoặc "mama" mà chưa hiểu ý nghĩa. Bé cũng tham gia vào các trò chơi phức tạp hơn, cần sự tương tác.
Trẻ 9 tháng tuổi
Bé bắt đầu tập leo và bò lên một vài bậc thang. Kỹ năng cầm nắm phát triển hoàn thiện, bé có thể cầm nắm bằng ngón cái và ngón trỏ. Răng cửa hàm trên bắt đầu mọc. Trẻ cũng nhận thức được sự tồn tại của một số đồ vật dù bị che khuất hoặc cất giấu. Bé có thể cảm thấy sợ hãi, lo lắng khi gặp người lạ.
Trẻ 10 tháng tuổi
Bé có thể vịn vào các vật khác để đứng lên và thường thích chơi các trò chơi lắp ghép. Bé biết sử dụng tay để vẫy chào tạm biệt hoặc chỉ trỏ để biểu lộ ý đồ của mình. Bé đã bắt đầu nhận thức về hành vi. Ví dụ như biết rằng khi khóc mẹ sẽ đến, nên bé thường khóc để gọi mẹ.
Trẻ 11 tháng tuổi
Bé có thể bước đi nếu được hỗ trợ và đã mọc hai răng kế bên răng cửa hàm dưới. Bé đã biết nói rõ từ “mẹ” và “ba” và thường thể hiện sở thích khi ăn uống. Bé cũng đã biết đẩy thức ăn ra xa để quan sát phản ứng của mẹ.
Trẻ 12 tháng tuổi: Có thể đứng vững hoặc đi những bước đầu tiên mà không cần bố mẹ hỗ trợ. Bé phối hợp với mẹ khi mặc, cởi quần áo. Răng kế bên răng cửa hàm trên đã mọc. Bé đã biết nói một số từ và cụm từ khác. Bé cũng bắt chước các hành động, cử chỉ của bố mẹ.
>> Xem thêm: Các Yếu Tố Quyết Định Quá Trình Phát Triển Chiều Cao Của Trẻ
Những lưu ý khi chăm sóc trẻ sơ sinh trong những tháng đầu đời
Dưới đây là một số lưu ý quan trọng mà bố mẹ cần tuân thủ khi nuôi dưỡng trẻ sơ sinh:
- Không rung lắc bé: điều này có thể gây chảy máu não và thậm chí gây tử vong. Nếu cần đánh thức bé, hãy cù nhẹ vào chân hoặc thổi nhẹ vào má bé. Không vận động thô bạo như đung đưa trên đầu gối hoặc tung lên không trung.
- Đặt bé nằm ngửa khi ngủ: để giảm thiểu nguy cơ bị ngạt. Tránh sử dụng các loại chăn mền dày để chắn quanh vùng ngủ của bé. Chúng có thể gây dị ứng và ngạt thở cho trẻ.
Kết luận
Thông thường, quá trình phát triển của trẻ sơ sinh theo tháng diễn ra với tốc độ đáng kinh ngạc trong giai đoạn đầu đời. Theo các bác sĩ nhi khoa, sự phát triển của mỗi bé trong năm đầu tiên là khác nhau. Có bé đạt được các mốc phát triển nhanh hơn hoặc chậm hơn so với các bé khác cùng độ tuổi. Do bé có thể đang hoàn thiện một số kỹ năng khác. Vì vậy, mẹ không nên quá lo lắng nếu thấy bé phát triển chậm hơn bình thường. Liên hệ ngay với Minopharma được tư vấn về cách chăm sóc và bổ sung dinh dưỡng cho trẻ phát triển toàn diện!
CÔNG TY CỔ PHẦN MINO PHARMA
Hotline: 0814154666
Địa chỉ: 83 Hào Nam, phường Ô Chợ Dừa, quận Đống Đa, Hà Nội
Email: info@minopharma.vn
Sản phẩm khuyến mãi
Khuyến mãi mỗi ngày